Artwork

Treść dostarczona przez France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Cała zawartość podcastów, w tym odcinki, grafika i opisy podcastów, jest przesyłana i udostępniana bezpośrednio przez France Médias Monde and RFI Tiếng Việt lub jego partnera na platformie podcastów. Jeśli uważasz, że ktoś wykorzystuje Twoje dzieło chronione prawem autorskim bez Twojej zgody, możesz postępować zgodnie z procedurą opisaną tutaj https://pl.player.fm/legal.
Player FM - aplikacja do podcastów
Przejdź do trybu offline z Player FM !

Chiến thắng của Donald Trump sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ Mỹ-Việt

9:06
 
Udostępnij
 

Manage episode 449593521 series 130289
Treść dostarczona przez France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Cała zawartość podcastów, w tym odcinki, grafika i opisy podcastów, jest przesyłana i udostępniana bezpośrednio przez France Médias Monde and RFI Tiếng Việt lub jego partnera na platformie podcastów. Jeśli uważasz, że ktoś wykorzystuje Twoje dzieło chronione prawem autorskim bez Twojej zgody, możesz postępować zgodnie z procedurą opisaną tutaj https://pl.player.fm/legal.

Chiến thắng áp đảo của ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 05/11/2024 sẽ có tác động đến toàn thế giới, đặc biệt là đến châu Âu.

Tại châu Á, trong khi một số đồng minh thân cận của Mỹ như Hàn Quốc hay Nhật Bản lo ngại khi thấy ông Trump trở lại Nhà Trắng, thì Việt Nam không sợ sẽ có những thay đổi lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ, nếu có chăng thì đó là trong lĩnh vực thương mại, bởi lẽ chính quyền Trump nhiệm kỳ thứ hai cũng sẽ thi hành một chính sách mang tính bảo hộ mậu dịch đối với tất cả các nước, kể cả với Việt Nam.

Trong phần tạp chí hôm nay, xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ.

RFI: Với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng, liệu chính sách châu Á của ông có sẽ tương tự như trong nhiệm kỳ đầu ?

Vũ Xuân Khang: Điều này còn phải trông chờ rất nhiều vào thành viên nội các của ông Trump trong tương lai, nhất là hai vị trí cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng. Tuy vậy, nhiệm kỳ 1 của Trump cho thấy là ông vẫn muốn duy trì hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng rõ ràng ông Trump sẽ theo một cách khác với các tổng thống trước. Ông luôn mong muốn các nước đồng minh Châu Á phải mạnh tay chi tiêu quốc phòng hơn và ký kết các hiệp định thương mại có lợi cho Mỹ nhiều hơn, do ông là một tổng thống ưu tiên lợi ích nước Mỹ trong ngắn hạn hơn là trong dài hạn.

Ông Trump có thể giảm sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á hoặc khu vực Châu Á nói chung khi nào các nước Châu Á không đáp ứng được yêu cầu của ông Trump, thứ nhất cắt giảm thâm hụt thương mại và thứ hai là đóng góp nhiều hơn vào việc bảo vệ an ninh khu vực, tăng chi phí quốc phòng để giảm gánh nặng cho Mỹ trong việc bảo vệ các nước đồng minh.

Các nước Châu Á trong thời gian tới sẽ cố gắng xoa dịu ông bằng cách mua hàng của Mỹ hay đầu tư nhiều hơn vào các doanh nghiệp Mỹ trên đất Mỹ nhằm giúp cho ông Trump gây được tiếng vang đối với cử tri trong nước, chứng tỏ là ông đã thực hiện được lời hứa Buy american, Hire american ( Mua hàng của Mỹ và Thuê nhân công Mỹ ).

RFI: Riêng đối với Việt Nam, từ nhiệm kỳ của Trump đến nhiệm kỳ của Biden, quan hệ Việt-Mỹ đã tiến triển như thế nào ? Có sự cách biệt nào đó hay có sự tiếp nối giữa hai nhiệm kỳ tổng thống?

Vũ Xuân Khang: Việt Nam may mắn là một trong những nước có được sự ủng hộ của lưỡng đảng Hoa Kỳ, do đó dù tổng thống là Cộng Hòa hay Dân Chủ, quan hệ Việt-Mỹ cũng sẽ có sự phát triển trong thời gian tới.

Quan hệ Việt-Mỹ đã có những bước tiến lớn từ năm 2017 đến nay cả dưới thời ông Trump nhiệm kỳ đầu tiên lẫn nhiệm kỳ Biden. Trong thời gian 7 năm qua, lần đầu tiên đã có một tàu sân bay Mỹ ghé cảng của Việt Nam vào năm 2018 và Mỹ vẫn tiếp tục chuyển giao các tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam, như một cam kết với an ninh của khu vực và đặc biệt đối với Biển Đông.

Dưới thời Biden, Việt Nam và Mỹ cũng đã nâng cấp quan hệ nhảy vọt lên thành đối tác chiến lược toàn diện và quan trọng nhất là Mỹ đã không trừng phạt Việt Nam sau khi cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ vào giai đoạn cuối của nhiệm kỳ Trump 1. Mặc dù vào tháng 8 năm nay, Mỹ đã không cấp cho Việt Nam quy chế kinh tế thị trường để giúp hàng hóa Việt Nam nhập vào Mỹ với giá rẻ hơn, nhưng hai nước sẽ tiếp tục đàm phán về vấn đề này.

Có thể thấy là quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam, khác với quan hệ với các đồng minh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục phát triển bình thường và ổn định.

RFI: Trump đã từng nắm giữ chức tổng thống và đã từng sang thăm Việt Nam. Có lẽ là với chính quyền Trump nhiệm kỳ thứ hai, giới lãnh đạo Việt Nam không mấy xa lạ với phong cách lãnh đạo của ông? Họ có thể dễ dàng thích ứng với những chính sách mới mà ông sẽ thi hành đối với Việt Nam? Với chính quyền Trump 2, chắc là họ cũng sẽ tiếp tục áp dụng chính sách ngoại giao "cây tre"?

Vũ Xuân Khang: Đúng là như vậy. Từ giai đoạn 1990 đến nay, ngoại giao "cây tre" vẫn là hòn đá tảng của ngoại giao Việt Nam và Hà Nội sẽ không thay đổi chính sách này chỉ vì một tổng thống Mỹ nhậm chức. Điểm mạnh của ngoại giao "cây tre" là Hà Nội không đặt hết trứng vào một giỏ, nên cho dù ai đắc cử tổng thống Mỹ, chính sách ngoại giao của Việt Nam với Mỹ cũng sẽ không thay đổi.

Bài học này là Việt Nam học từ giai đoạn Việt Nam liên minh với Liên Xô vào những năm 1970-1980. Việt Nam đã đặt niềm tin vào lãnh đạo Liên Xô Leonid Brejnev, nhưng khi có thay đổi lãnh đạo,ông Mikhail Gorbatchov lên nắm quyền 1985, thì rõ ràng là chính sách đối ngoại của Việt Nam bị phụ thuộc rất nhiều vào chính sách đối ngoại của lãnh tụ Liên Xô. Do đó, khi ông Gorbatchov hòa hoãn với Trung Quốc, thì Việt Nam cũng đã bắt buộc thi hành chính sách hòa hoãn với Trung Quốc và rút quân khỏi Cam Bốt, do sức ép của Liên Xô.

Chính bài học này khiến Việt Nam phải cẩn thận hơn khi hành xử với các đối tác ngoại giao lớn. Chính sách ngoại giao "cây tre" sẽ giúp Việt Nam tập trung nhiều hơn vào việc phát triển quan hệ Việt - Mỹ nói chung, chứ không phải với một lãnh đạo nhất định nào cả. Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn sẽ tập trung phát triển trao đổi kinh tế và công nghệ và hạn chế trao đổi quốc phòng với Mỹ do áp lực từ ngày xưa từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam.

Một ví dụ rất lớn: Mặc dù đã rất bất ngờ khi ông Trump thắng cử vào năm 2016, Việt Nam đã rất nhanh chóng tiếp cận với chính quyền Trump. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên được ông Trump tiếp đón tại Nhà Trắng vào tháng 5/2017. Trong dịp đó, Mỹ và Việt Nam có các trao đổi về thương mại cũng như quốc phòng. Chỉ vài ngày trước cuộc gặp diễn ra, Mỹ đã chuyển giao 1 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam như một cam kết là Mỹ vẫn có lợi ích ở khu vực Đông Nam Á.

Chính quyền Việt Nam sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận ông Trump, do Việt Nam đã không tỏ ra ủng hộ bên nào hơn bên nào trong bầu cử tổng thống Mỹ, khác với các đồng minh Châu Á khác khi họ ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Kamala Harris. Việc Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ cũng sẽ giúp Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn và không bị bó buộc vào một chính sách đối với một ứng cử viên.

RFI: Có thể Hoa Kỳ sẽ tiếp tục xem Việt Nam là một đối tác quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và có thể giúp Hoa Kỳ kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng liệu có nguy cơ là ông Trump, với chủ trương America First ( Nước Mỹ trước hết ), sẽ thi hành một chính sách thương mại mang tính bảo hộ mậu dịch nhiều hơn và điều này sẽ có ảnh hưởng gì đến Việt Nam, nhất là vì Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam?

Vũ Xuân Khang: Trump từ lâu đã tuyên bố cần phải giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ với Việt Nam. Với tư cách là một tổng thống xuất thân từ giới kinh doanh và đặt ưu tiên là mọi người phải mua hàng của Mỹ và thuê nhân công Mỹ, ông Trump hiển nhiên không thích nước Mỹ bị Việt Nam "lợi dụng" về thương mại, theo cách nhìn của ông Trump.

Có khả năng cao là ông Trump sẽ ép Việt Nam mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn, thuê nhiều nhân công của Mỹ hơn và mở rộng các nhà máy ở Mỹ hơn, như tập đoàn Vinfast đã làm trong thời gian qua. Đây sẽ là cách ông Trump gây áp lực lên Việt Nam để làm giảm thâm hụt thương mại. Có thể yếu tố này, chứ không phải yếu tố Trung Quốc, sẽ quyết định sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ trong những năm tới.

Việt Nam cũng sẽ cần phải khôn khéo tránh các đòn trừng phạt thương mại của Mỹ, như cáo buộc thao túng tiền tệ, đồng thời nên chọn mua những mặt hàng của Mỹ nhằm phát triển công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo, vì rõ ràng Mỹ vẫn là một nước có nền công nghiệp và công nghệ phát triển rất mạnh. Việt Nam cũng sẽ có lợi rất nhiều nếu như có thể chọn mua của Mỹ những thứ mà những nước khác không thể cung cấp cho Việt Nam. Đây cũng là một trọng tâm phát triển quan hệ Việt-Mỹ trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện ký kết vào năm ngoái, khi Việt Nam đặt nặng việc phát triển công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong những năm tới.

  continue reading

82 odcinków

Artwork
iconUdostępnij
 
Manage episode 449593521 series 130289
Treść dostarczona przez France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. Cała zawartość podcastów, w tym odcinki, grafika i opisy podcastów, jest przesyłana i udostępniana bezpośrednio przez France Médias Monde and RFI Tiếng Việt lub jego partnera na platformie podcastów. Jeśli uważasz, że ktoś wykorzystuje Twoje dzieło chronione prawem autorskim bez Twojej zgody, możesz postępować zgodnie z procedurą opisaną tutaj https://pl.player.fm/legal.

Chiến thắng áp đảo của ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 05/11/2024 sẽ có tác động đến toàn thế giới, đặc biệt là đến châu Âu.

Tại châu Á, trong khi một số đồng minh thân cận của Mỹ như Hàn Quốc hay Nhật Bản lo ngại khi thấy ông Trump trở lại Nhà Trắng, thì Việt Nam không sợ sẽ có những thay đổi lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ, nếu có chăng thì đó là trong lĩnh vực thương mại, bởi lẽ chính quyền Trump nhiệm kỳ thứ hai cũng sẽ thi hành một chính sách mang tính bảo hộ mậu dịch đối với tất cả các nước, kể cả với Việt Nam.

Trong phần tạp chí hôm nay, xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ.

RFI: Với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng, liệu chính sách châu Á của ông có sẽ tương tự như trong nhiệm kỳ đầu ?

Vũ Xuân Khang: Điều này còn phải trông chờ rất nhiều vào thành viên nội các của ông Trump trong tương lai, nhất là hai vị trí cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng. Tuy vậy, nhiệm kỳ 1 của Trump cho thấy là ông vẫn muốn duy trì hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng rõ ràng ông Trump sẽ theo một cách khác với các tổng thống trước. Ông luôn mong muốn các nước đồng minh Châu Á phải mạnh tay chi tiêu quốc phòng hơn và ký kết các hiệp định thương mại có lợi cho Mỹ nhiều hơn, do ông là một tổng thống ưu tiên lợi ích nước Mỹ trong ngắn hạn hơn là trong dài hạn.

Ông Trump có thể giảm sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á hoặc khu vực Châu Á nói chung khi nào các nước Châu Á không đáp ứng được yêu cầu của ông Trump, thứ nhất cắt giảm thâm hụt thương mại và thứ hai là đóng góp nhiều hơn vào việc bảo vệ an ninh khu vực, tăng chi phí quốc phòng để giảm gánh nặng cho Mỹ trong việc bảo vệ các nước đồng minh.

Các nước Châu Á trong thời gian tới sẽ cố gắng xoa dịu ông bằng cách mua hàng của Mỹ hay đầu tư nhiều hơn vào các doanh nghiệp Mỹ trên đất Mỹ nhằm giúp cho ông Trump gây được tiếng vang đối với cử tri trong nước, chứng tỏ là ông đã thực hiện được lời hứa Buy american, Hire american ( Mua hàng của Mỹ và Thuê nhân công Mỹ ).

RFI: Riêng đối với Việt Nam, từ nhiệm kỳ của Trump đến nhiệm kỳ của Biden, quan hệ Việt-Mỹ đã tiến triển như thế nào ? Có sự cách biệt nào đó hay có sự tiếp nối giữa hai nhiệm kỳ tổng thống?

Vũ Xuân Khang: Việt Nam may mắn là một trong những nước có được sự ủng hộ của lưỡng đảng Hoa Kỳ, do đó dù tổng thống là Cộng Hòa hay Dân Chủ, quan hệ Việt-Mỹ cũng sẽ có sự phát triển trong thời gian tới.

Quan hệ Việt-Mỹ đã có những bước tiến lớn từ năm 2017 đến nay cả dưới thời ông Trump nhiệm kỳ đầu tiên lẫn nhiệm kỳ Biden. Trong thời gian 7 năm qua, lần đầu tiên đã có một tàu sân bay Mỹ ghé cảng của Việt Nam vào năm 2018 và Mỹ vẫn tiếp tục chuyển giao các tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam, như một cam kết với an ninh của khu vực và đặc biệt đối với Biển Đông.

Dưới thời Biden, Việt Nam và Mỹ cũng đã nâng cấp quan hệ nhảy vọt lên thành đối tác chiến lược toàn diện và quan trọng nhất là Mỹ đã không trừng phạt Việt Nam sau khi cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ vào giai đoạn cuối của nhiệm kỳ Trump 1. Mặc dù vào tháng 8 năm nay, Mỹ đã không cấp cho Việt Nam quy chế kinh tế thị trường để giúp hàng hóa Việt Nam nhập vào Mỹ với giá rẻ hơn, nhưng hai nước sẽ tiếp tục đàm phán về vấn đề này.

Có thể thấy là quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam, khác với quan hệ với các đồng minh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục phát triển bình thường và ổn định.

RFI: Trump đã từng nắm giữ chức tổng thống và đã từng sang thăm Việt Nam. Có lẽ là với chính quyền Trump nhiệm kỳ thứ hai, giới lãnh đạo Việt Nam không mấy xa lạ với phong cách lãnh đạo của ông? Họ có thể dễ dàng thích ứng với những chính sách mới mà ông sẽ thi hành đối với Việt Nam? Với chính quyền Trump 2, chắc là họ cũng sẽ tiếp tục áp dụng chính sách ngoại giao "cây tre"?

Vũ Xuân Khang: Đúng là như vậy. Từ giai đoạn 1990 đến nay, ngoại giao "cây tre" vẫn là hòn đá tảng của ngoại giao Việt Nam và Hà Nội sẽ không thay đổi chính sách này chỉ vì một tổng thống Mỹ nhậm chức. Điểm mạnh của ngoại giao "cây tre" là Hà Nội không đặt hết trứng vào một giỏ, nên cho dù ai đắc cử tổng thống Mỹ, chính sách ngoại giao của Việt Nam với Mỹ cũng sẽ không thay đổi.

Bài học này là Việt Nam học từ giai đoạn Việt Nam liên minh với Liên Xô vào những năm 1970-1980. Việt Nam đã đặt niềm tin vào lãnh đạo Liên Xô Leonid Brejnev, nhưng khi có thay đổi lãnh đạo,ông Mikhail Gorbatchov lên nắm quyền 1985, thì rõ ràng là chính sách đối ngoại của Việt Nam bị phụ thuộc rất nhiều vào chính sách đối ngoại của lãnh tụ Liên Xô. Do đó, khi ông Gorbatchov hòa hoãn với Trung Quốc, thì Việt Nam cũng đã bắt buộc thi hành chính sách hòa hoãn với Trung Quốc và rút quân khỏi Cam Bốt, do sức ép của Liên Xô.

Chính bài học này khiến Việt Nam phải cẩn thận hơn khi hành xử với các đối tác ngoại giao lớn. Chính sách ngoại giao "cây tre" sẽ giúp Việt Nam tập trung nhiều hơn vào việc phát triển quan hệ Việt - Mỹ nói chung, chứ không phải với một lãnh đạo nhất định nào cả. Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn sẽ tập trung phát triển trao đổi kinh tế và công nghệ và hạn chế trao đổi quốc phòng với Mỹ do áp lực từ ngày xưa từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam.

Một ví dụ rất lớn: Mặc dù đã rất bất ngờ khi ông Trump thắng cử vào năm 2016, Việt Nam đã rất nhanh chóng tiếp cận với chính quyền Trump. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên được ông Trump tiếp đón tại Nhà Trắng vào tháng 5/2017. Trong dịp đó, Mỹ và Việt Nam có các trao đổi về thương mại cũng như quốc phòng. Chỉ vài ngày trước cuộc gặp diễn ra, Mỹ đã chuyển giao 1 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam như một cam kết là Mỹ vẫn có lợi ích ở khu vực Đông Nam Á.

Chính quyền Việt Nam sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận ông Trump, do Việt Nam đã không tỏ ra ủng hộ bên nào hơn bên nào trong bầu cử tổng thống Mỹ, khác với các đồng minh Châu Á khác khi họ ủng hộ ứng cử viên Dân chủ Kamala Harris. Việc Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ cũng sẽ giúp Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn và không bị bó buộc vào một chính sách đối với một ứng cử viên.

RFI: Có thể Hoa Kỳ sẽ tiếp tục xem Việt Nam là một đối tác quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và có thể giúp Hoa Kỳ kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng liệu có nguy cơ là ông Trump, với chủ trương America First ( Nước Mỹ trước hết ), sẽ thi hành một chính sách thương mại mang tính bảo hộ mậu dịch nhiều hơn và điều này sẽ có ảnh hưởng gì đến Việt Nam, nhất là vì Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam?

Vũ Xuân Khang: Trump từ lâu đã tuyên bố cần phải giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ với Việt Nam. Với tư cách là một tổng thống xuất thân từ giới kinh doanh và đặt ưu tiên là mọi người phải mua hàng của Mỹ và thuê nhân công Mỹ, ông Trump hiển nhiên không thích nước Mỹ bị Việt Nam "lợi dụng" về thương mại, theo cách nhìn của ông Trump.

Có khả năng cao là ông Trump sẽ ép Việt Nam mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn, thuê nhiều nhân công của Mỹ hơn và mở rộng các nhà máy ở Mỹ hơn, như tập đoàn Vinfast đã làm trong thời gian qua. Đây sẽ là cách ông Trump gây áp lực lên Việt Nam để làm giảm thâm hụt thương mại. Có thể yếu tố này, chứ không phải yếu tố Trung Quốc, sẽ quyết định sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ trong những năm tới.

Việt Nam cũng sẽ cần phải khôn khéo tránh các đòn trừng phạt thương mại của Mỹ, như cáo buộc thao túng tiền tệ, đồng thời nên chọn mua những mặt hàng của Mỹ nhằm phát triển công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo, vì rõ ràng Mỹ vẫn là một nước có nền công nghiệp và công nghệ phát triển rất mạnh. Việt Nam cũng sẽ có lợi rất nhiều nếu như có thể chọn mua của Mỹ những thứ mà những nước khác không thể cung cấp cho Việt Nam. Đây cũng là một trọng tâm phát triển quan hệ Việt-Mỹ trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện ký kết vào năm ngoái, khi Việt Nam đặt nặng việc phát triển công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong những năm tới.

  continue reading

82 odcinków

Wszystkie odcinki

×
 
Loading …

Zapraszamy w Player FM

Odtwarzacz FM skanuje sieć w poszukiwaniu wysokiej jakości podcastów, abyś mógł się nią cieszyć już teraz. To najlepsza aplikacja do podcastów, działająca na Androidzie, iPhonie i Internecie. Zarejestruj się, aby zsynchronizować subskrypcje na różnych urządzeniach.

 

Skrócona instrukcja obsługi